Các LỖI SAI PHỔ BIẾN khi "Viết Bài Chuẩn SEO"

Việc tối ưu bài viết sao cho “chuẩn SEO” để lên thứ hạng top Google tìm kiếm rất phổ biến. Tuy nhiên, khi lên content cho bài SEO, có những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người mới mắc phải.

Các LỖI SAI PHỔ BIẾN khi "Viết Bài Chuẩn SEO"

Hãy cùng tìm hiểu xem những lỗi đó là gì, tại sao lại mắc phải, và làm sao để tránh không đi vào vết xe đổ nhé.

Bài viết này dành tặng tất cả những bạn junior SEO copy-writer dù làm freelancer tự do hay in-house trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm chút kiến thức và bớt loay hoay giống tôi ngày xưa khi mới vào nghề.

#1. COI YOAST SEO LÀ TIÊU CHUẨN

Hồi mới vào nghề, một trong những sự ngây thơ tới mức ngu ngục của tôi là cho rằng chỉ cần Yoast SEO “xanh như tàu lá chuối” là bài viết đã chuẩn SEO.

Vì thế tôi đâm đầu đi tối ưu bài viết theo tất cả tiêu chí của Yoast SEO rồi tự hào khoe với sếp.

Sau này mới nhận ra, đây là một tư duy hết sức sai lầm.

Cho bạn nào chưa biết, Yoast SEO là một tiện ích giúp chấm điểm SEO cho bài viết trên website với 3 mức độ: tệ (màu đỏ), trung bình (màu cam), tối ưu tốt (màu xanh lá).

Thực tế, Yoast SEO chỉ là một công cụ tham khảo và không phải lúc nào cũng đáng tin.

Tôi đã gặp nhiều trường hợp bài được lên Top 1 Google không hề tối ưu theo Yoast, hoặc bị Yoast cho điểm tệ.

Còn trường hợp tối ưu “xanh lét” nhưng không cạnh tranh nổi Top 10 thì vô số! (điển hình là tôi của 2 năm trước, haha xD).

📷Một bài viết của tôi lên Top 1 nhưng bị Yoast SEO chấm điểm đỏ (tệ).

Trong nhiều trường hợp, quá mải mê theo đuổi cả tiêu chí của Yoast SEO sẽ làm giọng văn thiếu tự nhiên, hoặc câu chữ gượng ép đọc rất khó chịu.

Và điều đó có khả năng làm trải nghiệm người dùng trên trang web tệ đi, ảnh hưởng tiêu cực đến SEO.
Dù bạn viết thuê hay viết cho doanh nghiệp, thì bạn cũng nên nhớ:

Mục tiêu cuối cùng khi viết bài chuẩn SEO là bài đó phải có năng lực cạnh tranh để lên Top Google, chứ không dừng lại ở một vài chỉ số nào đó.

Ngoài ra, có vài mẹo bỏ túi về plugin Yoast SEO mà tôi ước mình biết sớm hơn:

- Yoast SEO hỗ trợ tốt nhất cho tiếng Anh. Trong tiếng Việt nó không thể nhận dạng hết các từ nối (transition words). Nếu bạn cứ cố gắng tối ưu phần Readability (khả năng dễ đọc) cho bài viết Tiếng Việt thì đây là một cực hình!

- Yoast SEO muốn bạn hạn chế sử dụng câu bị động. Tuy nhiên, sự thật là không phải ai cũng cảm thấy khó khăn khi đọc câu bị động. Thậm chí trong nhiều trường hợp, câu bị động sẽ hữu ích hơn trong việc diễn đạt ý tưởng.

Điểm Yoast SEO không ảnh hưởng tới thứ hạng Google. Yoast SEO không đại diện cho Google hay có bất kì mối liên kết nào với các thuật toán xếp hạng của Google. (Có thể bạn không ngu như tôi, nhưng tôi đã từng nghĩ vậy. OMG @@)

Cuối cùng, hãy tập trung vào sự hữu ích của bài viết đối với người đọc bài viết, thay vì một mớ chỉ số có thể giết chết tính sáng tạo của bạn!

#2: CHỈ CẦN BIẾT PARAPHRASE LÀ CÓ THỂ VIẾT BÀI CHUẨN SEO


Paraphrase (diễn đạt lại câu văn hoặc đoạn văn sử dụng những từ ngữ và cấu trúc câu khác văn bản gốc) là một kỹ năng không thể thiếu của một SEO/content-writer.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ chỉ cần có kỹ năng paraphrase là đủ để viết được một bài viết phục vụ tốt cho SEO thì đó là một sai lầm.

Bởi nếu bạn không thực sự hiểu ý nghĩa của đoạn văn, bài viết, hay vấn đề mà bạn đang viết, thì nhiều khả năng bài viết sẽ lủng củng, không có sự minh bạch, thậm chí sai hoàn toàn ý nghĩa so với bản gốc.

Là một tech-writer, tôi luôn ý thức được điều này và đôi khi khó tính với các bạn thực tập sinh SEO writer tại công ty.

Đối với tôi, chỉ những nội dung thật sự chất lượng mới được đền đáp bởi những khách hàng khó tính.

Thực chất, viết bài SEO nói riêng, hay content nói chung, là một nghề đòi hỏi rất nhiều kỹ năng.

Không chỉ cần biết paraphrase, diễn đạt tốt, mà còn cần khả năng tìm hiểu, nghiên cứu, và tư duy logic cùng nhiều kỹ năng nữa.

Vì vậy nếu bạn muốn theo đuổi nghiêm túc nghiệp content, hoặc đơn giản là viết một bài viết SEO chất lượng, thì hãy nhớ:

Paraphrasing là chưa đủ. Hãy nghiên cứu và thực sự hiểu chủ đề mà bạn đang viết.

📷Chia sẻ với bạn một bài tôi viết được backlink và trích dẫn từ Wikipedia 🙂

#3. KHÔNG PHÂN TÍCH SEARCH INTENT CỦA NGƯỜI DÙNG

Search intent là động cơ của người dùng khi họ tìm kiếm một keyword nào đó trên Google Search.

Hiểu đơn giản là với mỗi keyword mà bạn muốn lên top, thì bạn phải tìm hiểu xem động cơ của người dùng khi tìm kiếm keyword đó trên Google là gì?

Họ muốn tìm câu trả lời cho một câu hỏi? Họ muốn tìm công thức nấu ăn? Họ muốn một checklist (danh sách gạch đầu dòng) hay hướng dẫn chi tiết?

Khi trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ biết nội dung gì là hữu ích với đối tượng tìm kiếm keyword mà bạn muốn rank top.

Chính nhu cầu của đối tượng người dùng mới là thước đo chuẩn nhất dành cho bài viết SEO của bạn, chứ không phải Yoast SEO hay Rankmath!

Để phân tích keyword insight, tôi thường dựa vào kinh nghiệm và độ nhạy cảm về ngôn ngữ của bản thân. (Vì tôi là người suy nghĩ và đặt câu hỏi rất nhiều).

Tuy nhiên cũng có một số quy tắc cơ bản mà bạn có thể áp dụng để làm điểm khởi đầu:

Với các từ khóa cụ thể như “Cách thực hiện, Hướng dẫn, làm sao để…” => Người dùng cần hướng dẫn chi tiết cách thức đạt được một mục tiêu cụ thể. Tôi thường viết bài hướng dẫn chi tiết, kèm hình ảnh và video. Ví dụ: “Cách cài đặt HTTPS miễn phí cho website”.

Với các từ khóa chung về một chủ đề rộng, tôi thường viết bài tổng quát đề cập tới mọi khía cạnh của chủ đề đó. Ví dụ: “Bảo mật website” => Lí do, nguyên nhân, cách thức, công cụ, tài liệu, v.v…

Một cách khác để nghiên cứu search intent của từng keyword là tham khảo bài viết của đối thủ.

Ví dụ, bạn viết bài SEO cho từ khóa “bảo mật website”. Hãy tìm kiếm từ khóa này trên Google để xem 10 bài viết đầu tiên có gì.

Từ đó bạn sẽ có ý tưởng tương đối về ý định của người dùng khi tìm kiếm từ khóa này.

Tuy nhiên hãy nhớ, điều này chỉ là tương đối.

Hãy nghiên cứu đối thủ với sự thông thái của riêng bạn, để nhìn ra những điều đối thủ không (chưa) biết.

Bằng cách đó, bạn có thể viết những bài viết tốt hơn đối thủ.

#4. VIẾT MÀ KHÔNG CÓ ĐỊNH HƯỚNG RÕ RÀNG

Viết bài chuẩn SEO (hay bất cứ content nào khác) mà không có định hướng rõ ràng thì rất khó để ra một bài viết chất lượng.

Thông thường các bạn viết bài SEO sẽ được giao nhiệm vụ viết bài theo từ khóa hoặc chủ đề.

Một số bạn có thể viết ngay lập tức sau khi tham khảo 1-2 bài viết trên Google.

Nhưng theo tôi, nếu chỉ có nhiêu đó thông tin thôi, thì chưa thể bắt tay vào viết được.

Bạn cần một định hướng rõ ràng.

Chỉ có định hướng rõ ràng mới cho bạn một dàn ý hợp lí, và giọng văn sắc bén đủ để thuyết phục người đọc tin vào những gì bạn viết.

Những câu hỏi sau đây có thể được áp dụng:

- Bài viết này viết cho ai đọc?
- Mục tiêu của bài viết này là gì, ngoài lên top Google? (chuyển đổi, thu thập thông tin người dùng, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,…)
- Để thuyết phục đối tượng đó thực hiện hành động đó, thì cần những lí luận gì?

Theo quy trình chuẩn, thì người viết bài SEO sẽ chỉ cần viết một bài viết đúng và đủ nội dung. Việc sửa bài viết để tối ưu tỉ lệ chuyển đổi là của editor trong team content marketing.

Nhưng nếu bạn làm nhân viên content SEO trong doanh nghiệp và muốn phát triển bản thân hơn nữa, thì hãy làm tốt nhất có thể. Bắt đầu bằng việc suy nghĩ về đối tượng đọc bài và tự định hướng cho bài viết thay vì mọi việc đều hỏi leader.

#5. KHÔNG CẬP NHẬT BÀI VIẾT

Nhiều bạn tự hào khi bài viết SEO của mình được lên Top Google.

Các bạn không sai. Ai cũng có quyền tự hào khi đạt được thành quả như vậy.

Nhưng ngủ quên trên chiến thắng thì là một sai lầm.

Thế giới luôn xoay chuyển, thông tin trên internet cũng vậy.

Đó là lí do mà Google luôn yêu thích nội dung cập nhật.

Đồng nghĩa với việc, bài viết của bạn khó có thể giữ top 1 nếu bạn không cập nhật nội dung mới và hợp thời cho bài viết.

Mặc dù mỗi ngành có một chu kỳ thay đổi kiến thức/nội dung khác nhau.

Nhưng việc cập nhật bài viết gần như là không thể thiếu đối với hầu hết chủ đề SEO.

Việc bạn làm mới bài viết của mình không chỉ có lợi về mặt SEO Google. Nó còn giúp bạn thỏa mãn người dùng website nữa.

Ai mà không thích đọc những thông tin mới mẻ, hợp thời?

Lời khuyên của tôi là hãy bỏ thời gian cập nhật 2 loại bài viết trên website cần SEO của bạn:

- Bài viết chủ đạo, mang lại lead hoặc (và) doanh thu;
- Bài viết có tính số liệu, báo cáo, thay đổi theo thời gian.
- Nếu bạn là SEO writer freelance. Chắc chắn việc cập nhật bài viết không phải nhiệm vụ của bạn. Nhưng nếu bạn chủ động gửi client một bài viết cập nhật, chắc hẳn khách hàng sẽ rất ngạc nhiên và hài lòng.
- Lòng tin và cảm tình ở thời đại này mới quan trọng.
- Đó là thứ sẽ giúp bạn kiếm rất nhiều tiền trong tương lai, mà không phải vất vả cày cuốc từng bài viết, từng ngày. 

Ví dụ với những từ khóa đã top như KiotvietKiotviet bán hàngKiotviet quản lýphần mềm Kiotviet luôn được chúng tôi xem xét và làm mới để luôn giữ vững được kết quả này.

Chúc bạn không mắc phải những lỗi sai phổ biến khi biết bài làm SEO.

Theo Vũ Nam