Kiotviet Có Lừa Đảo?

Thông tin nhà cung cấp, giá vốn hàng nhập, thông tin khách hàng, doanh thu... là những dữ liệu mật của người làm kinh doanh, vậy có khi nào nó bị mất khi dùng phần mềm Kiotviet online, hãy đọc bài viết này để có nhận định rõ ràng hơn.

Về dữ liệu kinh doanh của chính bạn

Làm kinh doanh thì ai cũng biết vấn đề sống còn là thông tin, đó là thông tin nhà cung cấp, là giá vốn hàng nhập, là thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, doanh số mua hàng... Hãy thử nghĩ xem nếu đối thủ của bạn họ có được tất tần tật những thông tin kinh doanh như vậy thì hậu quả sẽ nghiêm trọng như thế nào!?

Vậy mà hàng ngày, chính chúng ta vẫn nạp cái dữ liệu kinh doanh ấy, nạp từ ngày này sang ngày khác, nạp dữ liệu cho đến khi kinh doanh ngày càng bết bát thậm chí phá sản... Nghe thật lạ phải không, nhưng nó vẫn đang diễn ra đấy.

Nào, let go hãy cùng khám phá nhé!

- Đầu tiên, chúng ta cùng lướt nhanh qua về hệ sinh thái của tập đoàn sau qua bức tranh này, tất cả công ty này đều là của tập đoàn. Có lẽ ít nhất bạn cũng sẽ biết đến vài cái tên thương hiệu ở bức tranh này chứ!?
Hệ sinh thái kinh doanh từ công nghệ, phần mềm đến kinh doanh cửa hàng/quán
- Bạn có thấy những tên tuổi của hệ sinh thái này ngày càng lớn mạnh, mở rộng và chiến thắng nhiều đối thủ trên thị trường không? Hệ sinh thái chẳng những đã thành công tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng mà giờ đây đã có mặt gần như khắp cả nước và đương nhiên sẽ ngày càng thành công hơn. Hệ sinh thái này thành công là nhờ "cao hơn nhiều cái đầu" với người làm kinh doanh truyền thống xưa nay, vì họ có đầy đủ thông tin về thị trường một cách trung thực nhất từ chính những người sử dụng sản phẩm của hệ sinh thái này.

- Đến đây có lẽ bạn đã hiểu chuỗi cà phê The Coffee House, hệ thống Con Cưng, giày Juno... họ có đầy đủ thông tin về thị trường chính xác nhất từ chính những người đang sử dụng phần mềm Kiotviet, Haravan, Giao Hàng Nhanh... vẫn nhập liệu vào phần mềm online của họ.

Có người kinh doanh cho đến khi bị phá sản, chẳng biết tại sao nữa.

Có người kinh doanh bị mất khách hàng từ ngày này sang ngày khác mà không rõ tại sao đối thủ có được thông tin rõ ràng đến vậy.

Có người kinh doanh bị lộ thông tin nhà cung cấp, lộ giá vốn hàng nhập mà chẳng hiểu mô tô là do đâu.

Và mỗi ngày, mỗi ngày họ vẫn nhập liệu mọi thông tin vào phần mềm Kiotviet.

Dữ liệu khách hàng, giá vốn, mối mua hàng... có đang bị thất thoát?

Hội thảo về ngành thương mại điện tử, kinh doanh online
Trong hội thảo toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam vào tháng 3/2017, tôi đã hỏi thẳng chủ đầu tư của Giao Hàng Nhanh là Seedcom, rằng Giao Hàng Nhanh có luộc dữ liệu, có ăn cắp dữ liệu khách hàng cho những startup khác trong  hệ sinh thái khổng lồ của Seedcom hay không, trước 1000 khách tham gia hội thảo.

Câu hỏi rất đơn giản, đi thẳng vào vấn đề, nói rất rõ ràng nhưng các diễn giả trên sân khấu đều cười trừ. Tôi thấy rằng chẳng có cái gì đáng cười, vì câu hỏi rất nghiêm túc - hỏi có ăn cắp thì trả lời có hay không.

Đại diện của quỹ đầu tư Seedcom, là chủ sở hữu Giao Hàng Nhanh, đồng thời cũng là chủ sở hữu của Kiotviet, Haravan, chuỗi bán đồ trẻ em Con Cưng, chuỗi the Coffee House, chuỗi bán giày thời trang Juno... đã không trả lời thẳng vấn đề, mà nói quanh rằng khi Giao Hàng Nhanh sử dụng phần mềm của Oracle, dịch vụ của Amazone thì Giao Hàng Nhanh luôn tin tưởng Oracle, Amazon ..bla.. bla..
Hệ sinh thái kinh doanh từ công nghệ, phần mềm đến kinh doanh cửa hàng/quán
Tôi thấy sao mà phức tạp vậy ta khi người ta hỏi bạn có ăn cắp hay không thì Seedcom chỉ cần trả lời Yes or No chẳng gì phải bao biện lòng vòng.

Tôi nói thẳng vào mặt diễn giả chương trình là Giao Hàng Nhanh không có cửa so sánh với Oracle, Amazon về tính chính trực, tử tế.

Khi anh không dám nói thật, nói thẳng thì tức là anh có vấn đề về nội bộ.

Tầm quan trọng của dữ liệu khách hàng sẽ nói tiếp hôm sau nhé. Các bạn đang xài Kiotviet, Haravan, Giao Hàng Nhanh thì hãy cứ tin tưởng Seedcom có tính chính trực tử tế đàng hoàng như Oracle, Amazon, Google!?

Còn tôi thì chưa bao giờ tin họ vì họ là đang xây dựng cả một hệ sinh thái về thương mại điện tử có đầy đủ tất cả các chức năng như làm website là Haravan, phần mềm quản lý online Kiotviet, dịch vụ giao hàng tận nơi Giao Hàng Nhanh và cả hệ thống buôn bán truyền thống như Con Cưng, giày Juno, the Coffee House... có đầy đủ cả đấy!

Seedcom là chủ sở hữu các startup trên, và họ có luộc dữ liệu khách hàng của các cửa hàng để chuyển về nhánh ecommerce, kinh doanh truyền thống của Seedcom hay không là câu chuyện cực kỳ đáng lo ngại của thương mại điện tử Việt Nam!? Tôi sẽ có luận bàn ở các bài viết tiếp theo.

TP HCM ngày 06/04/2017, chia sẻ từ Th.S Vũ Tuấn Anh.
Tác giả sách "Khởi nghiệp ngay - Sạt nghiệp luôn"
Trưởng dự án khởi nghiệp cộng đồng Hoa Sen, Sáng lập tổ chức Vietnam Business Matching

Chuyện thường xảy ra với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Biết chị hơn 5 năm trước, khi ấy chị có công ty nhỏ đang trên đà phát triển sau hơn 2 năm gồng gánh. Thấy chị tiều tụy, già đi trông thấy. 2 chị em cà phê và chị kể.
Quản trị nhân sự, một bài toán khó giải với doanh nghiệp SME, startup
- Thời điểm gặp em công ty chị đang giai đoạn phát triển khi có khách hàng ổn định, doanh thu tăng trưởng. Nhưng chị đã sai lầm khi để lộ bí mật kinh doanh và nhất là là sai lầm trong cách nhìn người, tuyển người và sử dụng người nên gây ra hậu quả là công ty gần như đi đến bờ vực phá sản. Bạn trưởng phòng kinh doanh đã âm thầm lấy mọi thông tin dữ liệu kinh doanh và ra mở công ty riêng cạnh tranh trực tiếp. Thời gian đó, chị lại bầu bì nghỉ sinh mấy tháng, khi quay lại công ty thì khách hàng đã chuyển đi hết. Giờ bạn nhân viên của chị đã có một công ty lớn mạnh, kiếm được nhiều tiền, kế thừa với những thông tin chị xây dựng suốt mấy năm. Chị cũng đang cố gắng gầy dựng lại, nhưng vô cùng mệt mỏi em à.

Tôi hỏi chị "Thế lúc kinh doanh chị không có hệ thống quản lý dữ liệu database và có nhân sự phòng ngừa rủi ro à?".

Chị bảo "Cái sai lầm là nhìn người em à, doanh nghiệp nhỏ việc quản trị con người phức tạp lắm, khi người nhân viên khôn lỏi thì rất khó, giặc bên ngoài dễ chống còn giặc trong nhà khó đỡ lắm. Và đó cũng là bài học lớn để chị làm lại gần như từ đầu".

Vậy đấy, chỉ có ai làm riêng, làm doanh chủ mới hiểu những nỗi khổ tâm như câu chuyện trên. Vì bạn biết đấy nếu bị mất dữ liệu kinh doanh như khách hàng, nhà cung cấp, giá vốn, giá bán... vào tay kẻ ác thì hậu quả thật nặng nề.

Và bài học của bạn khi đọc câu chuyện trên là gì? Hãy chia sẻ nhé!